Người thừa kế chết trước người để lại di chúc thì giải quyết ra sao?
Xin chào văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn!
Tôi tên là Lê Huỳnh Như, hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Kính thưa luật sư, hiện tại chị tôi có chồng và đã sinh được 2 người con. Năm 2009, chồng chị mất. Bố chồng có để lại di chúc là khi chết sẽ để lại tài sản cho hai người con trai là một căn nhà và một miếng đất. Năm 2019, bố chồng cũng qua đời. Hiện nay, vợ chồng người em kia nói rằng chồng chị tôi chết rồi, bố cũng mất nên chị và hai con của chị sẽ không được thừa hưởng tài sản thừa kế đó nữa. Mong luật sư tư vấn giúp.
Xem thêm về vấn đề thừa kế>>
- Dịch vụ tư vấn thừa kế tài sản riêng của chồng
- Tài sản thừa kế có phải là tài sản chung của vợ chồng không
- Tài sản được tặng cho, thừa kế từ cha mẹ trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc quyền sở hữu của ai
Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn tiếp nhận và trả lời câu hỏi:
Xin chào bạn Lê Huỳnh Như, rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn, hướng dẫn giải đáp của Văn phòng luật sư chúng tôi. Với trường hợp của chị bạn, chúng tôi xin được giải đáp dưới đây:
Theo Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định có 3 hàng thừa kế như sau:
Những người trong cùng 1 hàng thừa kế sẽ được hưởng tài sản thừa kế ngang nhau, không có sự phân biệt. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được quyền hưởng thừa kế nếu như những người ở hàng thừa kế trước đó đã chết, bị truất quyền nhận di sản, không được quyền hưởng tài sản hoặc từ chối không nhận phần tài sản thừa kế này.
Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 trên, nếu chồng của chị bạn còn sống sẽ nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Nghĩa là khi bố, hoặc mẹ chồng của chị bạn chết, chồng của chị bạn sẽ được hưởng thừa kế được chia theo di chúc là ý nguyện của người chết. Tuy nhiên, chúng tôi không biết chính xác là người bố chồng này để lại di chúc miệng hay di chúc văn bản. Trong trường hợp nếu để lại di chúc miệng, phải có bên thứ 3 làm chứng theo đúng yêu cầu pháp luật mới có hiệu lực. Còn tất nhiên nếu để lại di chúc văn bản thì mọi việc phân chia tài sản thừa kế đều được thực hiện theo đúng di chúc trong văn bản.
Vấn đề tiếp tục đặt ra, vậy nếu ông để lại di chúc miệng, không có sự chứng thực thì bây giờ bản di chúc miệng đó không còn giá trị nếu đưa ra pháp luật. Lúc này bắt buộc khối tài sản kia phải được chia theo quy định của pháp luật, áp dụng theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 nói trên.
Nghĩa là tài sản sẽ được chia cho các con, là chồng của chị bạn (đã mất) và người em trai kia đều nhau. Vì chồng của chị bạn chết rồi, nên người vợ không nằm trong bất cứ hàng thừa kế nào nên sẽ không được hưởng tài sản này mà các con của chồng bạn chị sẽ hưởng thay cha nó theo đúng yêu cầu tại Điều 652. Thừa kế thế vị của Luật Dân sự năm 2015 là trường hợp con của người để lại tài sản thừa kế chết trước hoặc chết cùng với thời điểm với người để lại di sản, thì người con sẽ thay mặt cha hoặc mẹ của chúng thừa hưởng phần di sản này theo đúng quy định của pháp luật.
Những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ nhận thừa kế vị
Người chị của chồng bạn sẽ phải hoàn thiện thủ tục hồ sơ nhận thừa kế vị cho các con theo đúng quy định của pháp luật. Một số giấy tờ cơ bản cần có bạn có thể tham khảo là:
Hồ sơ khai nhận tài sản của người thừa kế
• CMND, hộ chiếu
• Sổ hộ khẩu
• Đơn nhận tình trạng hôn nhân (còn độc thân hay đã lập gia đình)
• Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại tài sản và người được hưởng tài sản
• Giấy chứng tử của bố mẹ
• Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền nếu có người đại diện thực hiện
Hồ sơ pháp lý của người để lại tài sản thừa kế
• Giấy chứng tử của người để lại tài sản
• Đơn xác nhận tình trạng hôn nhân (còn độc thân hoặc đã lập gia đình)
• Di chúc nếu có
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu tài sản thừa kế
• Giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản thừa kế
• Giấy phép xây dựng nếu có
• Bản kiểm tra công trình hoàn thành nếu có
• Bản vẽ do cơ quan chức năng cung cấp nếu có
• giấy tờ về tài sản như sổ tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, giấy đăng ký xe ô tô,…
Trên đây là một số chia sẻ về việc Người thừa kế chết trước người để lại di chúc thì giải quyết ra sao bạn Lê Huỳnh Như cũng như quý bạn đọc có thể tham khảo.
Để biết thêm thông tin về việc phân chia tài sản thừa kế phù hợp với từng trường hợp của mình, quý bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ hoặc đến văn phòng luật sư Nam Sài Gòn để chuyên viên tại đây tiếp nhận và hướng dẫn giải đáp. Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn trân trọng tiếp nhận thông tin của quý khách hàng liên tục 24/7, không phân biệt ngày lễ, tết, thứ bảy chủ nhật nên quý khách yên tâm liên lạc nếu cần thiết nhé./
NSG LAWS