Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2020 có gì mới?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân năm 2020 nhìn chung không có sự thay đổi nhiều so với những năm trước đó. Trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết và phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để mọi việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Những thông tin, giấy tờ cần thiết để thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Giấy tờ cần thiết thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do 1 cá nhân lam chủ, chịu trách nhiệm vô thời hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Giờ làm sao để đăng ký thực hiện hợp pháp? Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn có thể nhờ đến dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp hoặc tự bạn có thể đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ hồ sơ cần thiết dưới đây:
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân
• Bản sao hợp lệ có chứng thực CMND/ hộ chiếu hoặc thẻ căn cước chủ doanh nghiệp tư nhân
• Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
• Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu có chứng chỉ.
Thông tin cần thiết thành lập doanh nghiệp tư nhân:
• Tên công ty
• Địa chỉ công ty
• Ngành nghề kinh doanh
• Đại diện chủ doanh nghiệp trước pháp luật
• Vốn điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
Thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân năm 2020?
Khi đã chuẩn bị được những thông tin, giấy tờ cơ bản như trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ thành lập công ty
• Bản sao CMND/hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân công chứng
• Đặt tên doanh nghiệp
• Địa chỉ trụ sở
• Người đại diện pháp luật
• Vốn điều lệ
Bước 2: Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân
• Bản sao hợp lệ có chứng thực CMND/ hộ chiếu hoặc thẻ căn cước chủ doanh nghiệp tư nhân
• Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
• Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu có chứng chỉ.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Nếu chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp đi nộp hồ sơ tại cơ quan trực thuộc Tỉnh/Thành phố thì có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay đều được. Người được ủy quyền bắt buộc phải có giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật, cần xuất trình CMND, hộ chiếu hoặc những giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả
Sau 3 ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ nhận được kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ nếu hồ sơ đầy đủ và đúng điều kiện quy định pháp luật.
Bước 5: Làm con dấu pháp nhân (dấu tròn công ty, dấu giám đốc, dấu chủ tịch,…)
Doanh nghiệp có thể làm con dấu pháp nhân tại các đơn vị có chức năng làm nhiệm vụ này, lưu ý đơn vị phải được hoạt động dưới sự cho phép của cơ quan công an. Sau khi nhận con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân thông báo con dấu lên cổng thông tin điện tử đăng ký kinh doanh quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng tại ngân hàng phù hợp
Thực hiện mở tài khoản ngân hàng theo quy định, sau khi có số tài khoản ngân hàng, chủ doanh nghiệp tư nhân thông báo đến cơ quan chức năng nơi đăng ký kinh doanh. Lưu ý khi mở tài khoản ngân hàng cần mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết. Chi phí mở tài khoản ngân hàng phụ thuộc vào từng ngân hàng khác nhau.
Bước 7: Nộp thuế điện tử đến cơ quan thuế,ngân hàng đã đăng ký nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp tư nhân tiếp tục nộp thuế điện tử tới cơ quan thuế và ngân hàng đã đăng ký nộp thuế điện tử theo đúng thời gian quy định
Bước 8: Làm chữ ký số và nộp lệ phí môn bài qua mạng
Làm chữ ký số (nếu chưa làm), rồi tiến hành nộp lệ phí môn bài qua mạng thông qua chữ ký số theo quy định Luật số 21/2012/QH13.
Bước 9: Khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, xuất hóa đơn VAT.
Bước 10: Doanh nghiệp tư nhân thực hiện báo cáo thuế, làm sổ sách hàng tháng, quý, năm từ giai đoạn này về sau theo quy định của pháp luật.
Bạn vừa tìm hiểu chủ đề “Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2020 có gì mới?” Nhìn chung về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không có sự thay đổi nhiều trong năm 2020. Chủ doanh nghiệp tư nhân nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng các loại giấy tờ, thông tin cần thiết cũng như trình tự thủ tục để không bị lúng túng. Qúy bạn đọc nếu cần tư vấn việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có thể liên lạc với Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn để được tư vấn và giúp đỡ.
VP NSG