Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất năm 2023 tại Bình Dương -VPLS Nam Sài Gòn

Van phong luat su nam sai gon bn1

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất năm 2023 tại Bình Dương -VPLS Nam Sài Gòn

Tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất phát sinh do những người thừa kế không thể thoả thuận được việc phân chia tài sản do người chết để lại, khiến cho những người hưởng di sản không nhận được hoặc gặp khó khăn khi nhận phần di sản thừa kế của mình. Việc phát sinh tranh chấp thừa kế tài sản sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, dòng họ làm cho các mối quan hệ trở nên xấu đi do có mâu thuẫn về quyền lợi tài sản được hưởng. VPLS Nam Sài Gòn sẽ hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất để mọi người tham khảo.

Tu van ly hon nhanh tai Binh Duong

Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất là thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất là di sản của người đã chết cho người được quyền hưởng di sản thừa kế.

  1. Cách thức thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất gồm:
  • Trường hợp không có tranh chấp: Thực hiện thủ tục khai nhận, thoả thuận phân chia thừa kế quyền sử dụng đất tại Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất.
  • Trường hợp có tranh chấp: Thực hiện thủ tục khởi kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án.
  • Thời điểm được khai nhận thừa kế: Khi người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết.
  1. Quyền sử dụng đất được xem di sản khi:
  • Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.

(Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP).

  1. Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm:
  • Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý:

– Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

– Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai nên sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa hoàn thành dẫn đến  phát sinh tranh chấp.

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị bằng tiền tương ứng phần quyền sử dụng đất được hưởng.

thua ke quyen su dung dat khong co di chuc 19416

  1. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh khi nào?

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh khi:

  • Người hưởng di sản không đồng ý trong việc lập văn bản thỏa thuận khai nhận, thoả thuận phân chia di sản thừa kế;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Quyền sử dụng đất thừa kế được phân chia theo di chúc nhưng di chúc bị hư hỏng, hoặc không có giá trị, hiểu sai di chúc;
  • Tranh chấp xác định thêm người hưởng di sản, bác bỏ quyền hưởng di sản của đồng thừa kế;
  • Tranh chấp về nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, di sản dùng vào việc thờ cúng;
  • Di sản thừa kế đã được khai nhận nhưng người được hưởng di sản thừa kế vẫn khởi kiện để yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế.

Tòa án nhân nơi có đất sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng Tòa án sẽ xem xét và giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn để giải quyết triệt để tranh chấp di sản thừa kế được thụ lý.

  1. Hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Toà án gồm những gì?

Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với người để lại di sản: giấy khai sinh, giấy kết hôn, ….;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ khác có liên quan, ….

  1. Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế

VPLS Nam Sài Gòn cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất đảm bảo uy tín, hiệu quả cho khách hàng. Nội dung công việc được luật sư về thừa kế thực hiện bao gồm:

  1. Tư vấn về cách chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, thủ tục tiến hành nhận thừa kế, phân chia tài sản thừa kế.
  2. Tư vấn luật về nhà đất (đất đai – nhà ở) liên quan đến tính hợp pháp, điều kiện nhận thừa kế, hồ sơ khai nhận, thoả thuận phân chia di sản thừa kế.
  3. Luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong việc khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án.

Quý khách có nhu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Dương hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi.

Điện thoại: Ls.Nam: 0912 644 279 Ls.Thanh: 0988 619 649.

Email: luatsulenam@gmail.com; phamthanhlu05@gmail.com

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Thuận An, Bình Dương: số 5B, Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hoà, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh: E8/24 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư Thương – 0937 323 866.

 

Author: PHẠM THANH