Điều kiện tách thửa đất tại Bình Dương như thế nào?

binh duong 1 297 8587

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định số: 12/2023/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2023 về việc quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

– Thứ nhất là về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất ở và đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1:

“Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất:

a) Đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp

Đơn vị hành chính Diện tích (m2)
Tại các phường 300
Tại các thị trấn 500
Tại các xã 1.000

b) Đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp

-Tại thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên, thị xã Bến Cát

Đơn vị hành chính Diện tích (m2)
Tại các phường 300
Tại các xã 1.000

– Tại huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo

Đơn vị hành chính Diện tích (m2)
Tại các thị trấn 2.000
Tại các xã 3.000

c) Đất phi nông nghiệp

– Đối với đất ở

Đơn vị hành chính Diện tích (m2)
Tại các phường 60
Tại các thị trấn 80
Tại các xã 100

– Đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở)

  • Việc tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
  • Việc tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư, chủ trương đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng phải đảm bảo các yêu cầu khả năng kết nối hạ tầng giao thông và các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và mật độ xây dựng, hài hòa cảnh quan kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt”.

– Thứ hai là, bên cạnh đó, tại Khoản 2 của điều này này cũng có quy định như sau:

“Một số quy định cụ thể để thực hiện việc tách thửa:

a) Diện tích thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu của từng loại đất tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi đã trừ phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật.

b) Đối với thửa đất có nhiều loại đất thì việc xem xét tách thửa chỉ áp dụng cho một loại đất nếu có đủ điều kiện, sau khi trừ phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định.

c) Thửa đất có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc nhiều loại đất thì việc xem xét giải quyết tách thửa nếu có đủ điều kiện tương ứng của một loại đất theo quy hoạch.

d) Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có chiều rộng và chiều dài tối thiểu 04 mét đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới hoặc bề rộng chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 19 mét; đảm bảo có chiều rộng và chiều dài tối thiểu 05 mét đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới hoặc bề rộng chỉ giới đường đỏ lớn hơn hoặc bằng 19 mét.

đ) Trường hợp tách thửa đất ở, tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp ngoài điều kiện tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý còn phải đảm bảo tại vị trí tách thửa đã đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành danh mục các tuyến đường, đoạn đường đã đầu tư đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường giao thông do Nhà nước quản lý theo quy định, tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước. Trường hợp các tuyến đường, đoạn đường chưa đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật theo quy định thì tối thiểu phải đáp ứng đủ hai điều kiện là tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý và tuyến cấp điện đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế đã đầu tư hoặc có trong kế hoạch đầu tư trung hạn, để xem xét, giải quyết tách thửa.

e) Trường hợp người sử dụng đất đảm bảo các điều kiện quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này mà có yêu cầu tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất quy định tại khoản 1 Điều này và hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.

g) Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thửa đất được tách phải đảm bảo theo dự án, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và được cơ quan chuyên môn về xây dựng kết luận chủ đầu tư dự án đã đầu tư hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu”.

tach thua 1

– Thứ ba là, đồng thời, trong Khoản 3 này cũng có quy định như sau:

“Xử lý trường hợp cá biệt: Các trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa nhưng không đảm bảo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết việc tách thửa và chỉ xem xét, giải quyết tách thửa một lần cho hộ gia đình, cá nhân. Các trường hợp thừa kế thì được xem xét giải quyết đối với tất cả các thửa đất trên cùng địa bàn cấp huyện, cụ thể như sau:

a) Các trường hợp cá biệt:

– Tách thửa đất để thừa kế.

– Tách thửa đất để tặng cho vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

– Tách thửa đất tại các khu tái định cư.

– Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

– Tách thửa đất tiếp giáp phần đất do Nhà nước quản lý là mương nước, kênh, rạch nhỏ hơn hoặc bằng 05 mét, hành lang bảo vệ an toàn công trình, rồi mới tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.

– Tách thửa đất đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới nhưng không làm tăng số lượng thửa đất, không phát sinh người sử dụng đất.

b) Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết tách thửa đối với các trường hợp quy định tại Điểm a như sau:

– Trường hợp tách thửa đất để thừa kế; tách thửa đồng thời với việc hợp thửa: Giao Hội đồng tư vấn xem xét, quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng phải đảm bảo về mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, việc cấp phép xây dựng, không ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, thực hiện dự án.

– Trường hợp tách thửa tại các khu tái định cư:

+ Dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, thỏa mãn với các điều kiện quy định tại quy chế quản lý xây dựng khu dân cư.

+ Thửa đất tách ra có bề rộng, diện tích tối thiểu bằng bề rộng, diện tích ô nhỏ nhất trong lô đất có thửa đất đề nghị tách theo quy hoạch chi tiết được duyệt.

– Trường hợp tách thửa để tặng cho; tách thửa để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn; tách thửa tiếp giáp phần đất do Nhà nước quản lý, rồi mới tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý: Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết tách thửa với các điều kiện sau:

+ Về kích thước chiều rộng và chiều dài của thửa đất: Giao Hội đồng tư vấn xem xét, quyết định.

+ Về diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa, không bao gồm diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật:

Đối với đất ở: Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa là 36m2 đối với thửa đất tiếp giáp với đường do Nhà nước quản lý có lộ giới hoặc bề rộng chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 19 mét. Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa là 45m2 đối với thửa đất tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý có lộ giới hoặc bề rộng chỉ giới đường đỏ lớn hơn hoặc bằng 19 mét.

Đối với đất nông nghiệp quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa tại các phường: 100m2, thị trấn: 200m2, xã: 300m2. Thửa đất sau khi tách thửa phải tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý hoặc tiếp giáp phần đất do Nhà nước quản lý là mương nước, kênh, rạch nhỏ hơn hoặc bằng 05 mét, hành lang bảo vệ an toàn công trình, rồi tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.

Đối với đất nông nghiệp quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp: Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa đối với thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên, thị xã Bến Cát tại các phường: 200m2, xã: 500m2; đối với huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo tại các thị trấn: 500 m2, xã: 1.000m2. Giao Hội đồng tư vấn xem xét, quyết định việc tách thửa đất nông nghiệp quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp không tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý”.

Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp cho Quý khách hàng biết về các điều kiện tách thửa đất tại Bình Dương.

Nếu bạn vẫn còn bâng khuâng, không rành về thủ tục, hoặc không có thời gian lui tới cơ quan nhà nước, bạn có nhu cầu tư vấn thêm về vấn đề này hoặc vấn đề về đất đai khác, hãy liên hệ ngay cho Luật sư chúng tôi để được tư vấn nhé.

Điện thoại: Luật sư Nam: 0912 644 279 

Luật sư Thanh: 0988 619 649.

Email: luatsulenam@gmail.com; phamthanhlu05@gmail.com  

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Thuận An, Bình Dương: số 5B, Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hoà, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh: E8/24 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư Thương – 0937 323 866.

Author: Nguyễn Vy