NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DI CHÚC, ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC HỢP PHÁP LÀ GÌ?

Anh Vp 3

1. Di chúc là gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi mất.

Người lập di chúc bao gồm:

– Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của BLDS 2015.

– Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Về hình thức và điều kiện của người lập di chúc:

Theo quy định tại Điều 627 BLDS 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; trong trường hợp luật định thì có thể lập di chúc bằng miệng nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng. Tuy nhiên, di chúc miệng không được ghi nhận rộng rãi, sau 03 tháng lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

di chuc mieng

2. Điều kiện để di chúc hợp pháp:

Di chúc hợp pháp phải có đầy đủ các điều kiện như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, một số trường hợp pháp luật quy định phải lập di chúc bằng văn bản nhau sau:

– Di chúc của người từ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ  đồng ý về di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Điều kiện về người nhận di sản:

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.

 

3. Nội dung của di chúc:

Nếu di chúc được lập thành văn bản, theo Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 di chúc hợp pháp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày tháng năm lập di chúc;

– Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,…) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu.

di chuc

4. Hiệu lực của di chúc:

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015:

– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế;

– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

– Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

 

5. Các vấn đề cần lưu ý liên quan đến di chúc:

5.1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

5.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

  1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
  2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất năm 2023 tại Bình Dương -VPLS Nam Sài Gòn

Trên đây là những vấn đề liên quan đến di chúc mà chúng tôi  đã tổng hợp.

Ngoài ra quý khách có nhu cầu tư vấn thêm về vấn đề trên hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi.

Điện thoại: Ls.Nam: 0912 644 279  Ls.Thanh: 0988 619 649.

Email: luatsulenam@gmail.com; phamthanhlu05@gmail.com  

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Thuận An, Bình Dương: số 5B, Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hoà, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh: E8/24 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư Thương – 0937 323 866.

 

Author: PHẠM THANH